Cách nấu bún riêu cua miền Nam không quá cầu kỳ nhưng đòi hỏi người nấu cần có sự tỉ mỉ, kỹ lưỡng từ khâu chọn mua nguyên liệu, sơ chế, chế biến cho đến thành phẩm để đảm bảo có một món ăn chất lượng nhất. https://amthucvn.com/ hôm nay sẽ hướng dẫn bạn trổ tài nấu bún riêu cua chuẩn vị miền Nam.
Đặc trưng món bún riêu của miền Nam
Bún riêu cua là món ăn không quá xa lạ và chúng có mặt ở mọi vùng miền. Tuy nhiên, bún riêu cua miền Nam vẫn mang đặc trưng riêng khiến nhiều người khó có thể cưỡng lại và quên được ngay từ lần thưởng thức đầu tiên.
Một tô bún riêu cua miền Nam chất lượng sẽ mang hương thơm bùi bùi của cua đồng, mùi thơm nồng đặc trưng của ngò gai. Nước dùng nấu bún phải là nước hầm xương nên có vị ngọt tự nhiên. Riêu cua được chế biến thành từng mảng dày vô cùng chất lượng và hấp dẫn.
Điều đặc biệt của món bún riêu cua miền Nam chính là thành phần nguyên liệu thêm các topping khác như huyết, chả chiên, trứng cút,… Vì thế, cách nấu bún riêu cua miền Nam không quá cầu kỳ nhưng nhiều nguyên liệu nên bạn cũng cần chuẩn bị thật kỹ.
Cách nấu canh chua miền Nam chua chua, thanh mát cho ngày hè
Chuẩn bị nguyên liệu nấu bún riêu cua miền Nam
Nguyên liệu là một phần quan trọng trong cách nấu bún riêu cua miền Nam, bạn cần chuẩn bị các thành phần sau:
- Cua đồng: 500g
- Xương ống heo: 300g
- Cà chua: 3 – 4 quả
- Đậu phụ: 3 bìa
- Bạc hà (Dọc mùng): 2 bẹ
- Các nguyên liệu khác: Hành lá, hành khô, rau ngò gai, rau sống,…
- Gia vị: Dầu ăn, hạt nêm, dấm, mắm tôm
Hướng dẫn cách nấu bún riêu cua miền Nam
Mỗi công đoạn trong cách nấu bún riêu cua miền Nam đều rất quan trọng. Chính vì vậy, khi bắt tay chế biến món ăn này, hãy chuẩn bị thật kỹ và thực hiện từng bước một cách cẩn thận nhất nhé.
Sơ chế nguyên liệu
Các nguyên liệu sau khi được mua về hãy đem sơ chế chúng thật sạch trước khi đưa vào công đoạn chế biến chính. Cụ thể như sau:
- Cho xương ống heo vào chần sơ để làm sạch và khử mùi, sau đó đem rửa lại với nước lạnh.
- Bạc hà (Dọc mùng) sơ chế bằng cách tước vỏ, thái miếng, bóp qua muối hạt và rửa sạch lại với nước,
- Hành khô đem bóc vỏ, thái mỏng vào phi thơm, vàng đều rồi để ráo mỡ.
- Cà chua rửa sạch, cắt múi cau và bạn lấy một ít để xào tạo màu cho nước dùng.
- Đậu phụ cắt thành miếng và đem chiên vàng giòn đều các mặt.
- Thịt cua đồng đem xay nhuyễn để lấy phần thịt cái – thành phần chính món bún riêu cua miền Nam.
- Các loại rau ngò, rau sống nhặt bỏ rễ, lá héo úa và đem ngâm nước muối, sau đó rửa sạch lại và để ráo nước.
Nấu bún riêu cua miền Nam
Ngay bây giờ, cùng chúng tôi bắt tay vào công đoạn chính của cách nấu bún riêu cua miền Nam chính là nấu bún riêu cua chuẩn hương vị tại nhà.
- Bước 1: Cho xương vào nồi xào sơ, bạn có thể nêm nếm gia vị trong công đoạn này nếu khẩu vị thích ăn mặn. Sau đó cho nước lọc vào nồi và hầm khoảng 1 tiếng cho thịt xương mềm. Để nước dùng thơm hơn, bạn có thể bỏ thêm hành lá vào nhé.
- Bước 2: Bắc một nồi nước khác lên bếp, cho phần cua đã xay nhuyễn vào và đun sôi đến khi từng váng cua nổi lên trên thì vớt phần đó ra một cái chén, bỏ phần xác cua đi.
- Bước 3: Cho trứng gà vào cùng chén thịt cua, khuấy đều cùng gia vị vừa ăn.
- Bước 4: Sau khi nước dùng xương đã đủ thời gian hầm, bạn cho thêm đậu phụ và cà chua đã xào cùng phần cà chua còn lại vào nồi, nêm nếm gia vị vừa ăn. Cuối cùng, cho bạc hà vào cùng rau ngò gai đã cắt rồi đun sôi là xong.
Như vậy, chỉ với vài bước cơ bản bạn đã có ngay 1 nồi nước dùng bún riêu cua chuẩn vị miền Nam. Khi thưởng thức, đừng tắt bếp mà hãy để lửa nhỏ để nồi nước vẫn giữ được hơi nóng và làm dậy mùi cho món ăn.
Thành phẩm
Một tô bún riêu cua miền Nam hoàn chỉnh bao gồm rất nhiều thành phần với màu đỏ nổi bật, tự nhiên. Trước tiên, bạn cho bún vào tô, rắc thêm hành lá, hành khô, mùi tàu, mảng cua rồi chan nước dùng lên là hoàn thành.
Nếu thích, hãy ăn cùng một ít mắm tôm sẽ càng làm tô bún dậy vị. Khi dùng, bạn hãy ăn thêm rau sống nếu thích đều phù hợp.
Mẹo để có tô bún riêu cua miền Nam giàu dinh dưỡng
Hãy bỏ túi ngay một số mẹo dưới đây để món bún riêu cua của bạn được chuẩn vị miền Nam và giàu dinh dưỡng nhất nhé.
- Bún riêu của miền Nam thường có thêm tiết lợn luộc, giò lụa, sườn, móng giò, chả cua,… nên bạn hãy cho thêm vào tô bún của mình để chuẩn vị nhất nhé.
- Khi làm riêu cua, nên giã cua bằng cối và thêm ít muối hạt để tạo độ kết dính cho protein có trong cua. Nhờ đó giúp lấy được nhiều thịt cua hơn và dễ đóng tảng khi nấu.
- Cà chua chứa rất nhiều vitamin A, ít tan trong nước nhưng lại dễ tan trong dầu mỡ. Vì thế, khi xào cà chua hãy cho nhiều dầu hơn chút để cà chua có thể lên màu tươi, đẹp mắt nhất nhé. Bên cạnh đó, hàm lượng glutamate có trong loại quả này cũng giúp nước dùng ngọt thành hơn.
Trên đây là hướng dẫn cách nấu bún riêu cua miền Nam dành cho bạn tham khảo và trổ tài. Còn chần chờ gì nữa, hãy cùng chúng tôi bắt tay ngay vào bếp và trổ tài chiêu đãi các thành viên trong gia đình bằng món bún tuyệt vời này nhé.